Gỗ veneer thường gây bối rối cho nhiều người khi không biết đây là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn bản chất của gỗ veneer là gì và giới thiệu một số ứng dụng của veneer trong đời sống hàng ngày.
Veneer là gì là điều mà những ai quan tâm tới đồ nội thất thường đặt ra. Veneer mang ngoại hình của gỗ tự nhiên nhưng bộ khung lại của gỗ công nghiệp. Vậy veneer là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp? Gỗ veneer có những ưu điểm mà khiến nhiều người lựa chọn? Bài viết dưới đây của Mộc Hải Phát sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi này.
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
- 1 I. VENEER LÀ GÌ?
- 2 I. ỨNG DỤNG CỦA GỖ VENEER TRONG NỘI THẤT
I. VENEER LÀ GÌ?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về veneer, Dongsuh Furniture sẽ giới thiệu một số khía cạnh cơ bản và cần thiết của veneer. Bao gồm: định nghĩa về veneer, quy trình sản xuất veneer và gỗ veneer, ưu và nhược điểm của veneer, biệt gỗ veneer với gỗ tự nhiên và gỗ Melamine (MFC), MDF, phân loại veneer. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Định nghĩa veneer là gì?
Veneer là gì? Đây là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành các tấm có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm. Các tấm veneer thường có độ dày không quá 3mm (khoảng 1/8 inch). Veneer xuất hiện nhiều trong nội thất gia đình (bàn ghế, tủ bếp, giường, kệ trang trí,…), nội thất xe hơi, nhạc cụ bằng gỗ như ghita, violin, piano,…
Veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng các sản phẩm nội thất gỗ veneer lại không thuộc dòng nội thất gỗ tự nhiên. Bởi vì gỗ veneer có cấu tạo từ cốt gỗ công nghiệp được phủ bề mặt bằng lát gỗ tự nhiên – veneer. Do vậy, khái niệm veneer và gỗ veneer không phải là một. Chính vì được phủ bằng một lớp veneer, nên nhìn bề ngoài bạn sẽ không thấy được điểm khác biệt giữa gỗ veneer và gỗ tự nhiên.
Veneer ra đời là một giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đang bị khai thác nhiều, các loại gỗ quý có nguy cơ bị cạn kiệt. Khi mà từ một cây gỗ tự nhiên (gỗ thịt) sẽ xẻ ra được rất nhiều miếng ván veneer.
Sau đó, người ta sẽ dán vào các cốt gỗ công nghiệp như MDF, gỗ MFC, gỗ plywood, gỗ dăm,… và tạo ra những tấm gỗ veneer vừa có chất lượng gỗ tốt vừa có vẻ bề ngoài không khác gì gỗ tự nhiên, mà giá thành lại rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Sự ra đời của gỗ veneer đã làm tăng sự lựa chọn cho những người yêu thích vẻ đẹp của nội thất gỗ tự nhiên mà điều kiện tài chính còn hạn chế.
Nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt được đây là tủ bếp làm bằng gỗ veneer óc chó hay gỗ óc chó vì có cùng màu sắc, hình vân của gỗ tự nhiên.
Bảng màu veneer cũng khá đa dạng tùy thuộc vào màu sắc và vân của loại gỗ được đem xẻ. Các loại gỗ thịt thường được sử dụng để làm veneer đó là gỗ sồi, xoan đào, tần bì, óc chó, dẻ gai, thông,…
2. Quy trình sản xuất veneer và gỗ veneer
Để sản xuất veneer người ta có 5 cách để lạng gỗ. Đó là bóc lệch tâm, bóc khối phần tư, bóc tròn, cắt phẳng, cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm. Dưới đây là các hình ảnh minh họa cho 5 cách lạng thường được sử dụng trong quy trình sản xuất veneer.
Quy trình sản xuất veneer – lạng mỏng gỗ
Bóc lệch tâm
Bóc khối phần tư
Bóc tròn
Cắt phẳng
Cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm
Quy trình sản xuất gỗ veneer
Để sản xuất gỗ veneer, quy trình chung gồm có 7 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gỗ thịt (gỗ tự nhiên) như gỗ cây óc chó, gỗ cây sồi, gỗ cây tràm bông vàng,… Các loại này đã qua các bước xử lý cơ bản như tách vỏ, ngâm hoặc luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô.
Bước 2: Lạng khối gỗ ra thành các lát mỏng có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm.
Bước 3: Đem đi sấy khô bằng máy sấy công nghiệp. Người ta không phơi bằng ánh nắng tự nhiên bởi vì nhiệt độ cao sẽ làm cho các lát gỗ bị cong vênh hoặc giòn, dễ gãy.
Bước 4: Phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, MFC, gỗ finger,… Người ta sẽ lăn keo lên cốt gỗ rồi dán veneer lên phần bề mặt đã phủ keo.
Loại keo được sử dụng phổ biến đó là UF. Keo UF có thành phần chính là hợp chất NH4CL để gắn lớp veneer vào cốt gỗ. Ưu điểm của hợp chất này đó là không gây độc hại, có khả năng kết dính tốt, đóng rắn nhanh, không thấm nước.
Bước 5: Ghép veneer vào tấm cốt gỗ. Người ta sẽ thực hiện ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng. Các công đoạn này được thực hiện tự động.
Bước 6: Khi lớp veneer đã được nằm cố định trên phần cốt gỗ, người ta sẽ dùng máy chà nhám để thực hiện công đoạn xử lý bề mặt, đánh bóng cho phẳng và nhẵn mịn.
Bước 7: Kiểm tra sản phẩm và mang đi phân phối.
3. Đặc điểm của gỗ veneer
Gỗ veneer mang đặc điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Vẻ bề ngoài của gỗ veneer có màu sắc và vân của gỗ tự nhiên. Phần cốt gỗ mang các đặc điểm của gỗ công nghiệp như dễ gia công, có khả năng chống thấm nước, cong vênh khá tốt, độ bền gỗ khá cao. Các loại gỗ công nghiệp hiện nay thường được thêm một số loại chất có khả năng chống vi khuẩn ẩm mốc, tăng độ bền.
Tuy độ cứng và độ bền không bằng gỗ tự nhiên, nhưng nhiều loại gỗ công nghiệp cũng có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của phần đông khách hàng có thu nhập vừa phải.
4. Ưu điểm và nhược điểm của gỗ veneer
Để tìm hiểu tiếp tục về gỗ veneer là gì? Thì bất cứ sản phẩm nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, gỗ veneer cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm nổi bật của gỗ veneer.
Ưu điểm của gỗ veneer
- Gỗ veneer có tính thẩm mỹ cao
Gỗ veneer có lớp bề mặt phủ veneer có nguồn gốc gỗ tự nhiên. Vì thế mà các sản phẩm làm bằng gỗ veneer có màu sắc và đường vân của gỗ tự nhiên. Bảng màu sắc của gỗ veneer khá đa dạng vì vậy mà phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, phong cách thiết kế.
Gỗ veneer có nhiều màu sắc và tone màu dễ dàng cho bạn lựa chọn.
- Gỗ veneer có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
Nếu bạn yêu thích màu sắc, đường vân của gỗ óc cho nhưng chưa có đủ tài chính để mua đồ nội thất bằng gỗ óc chó, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm nội thất gỗ veneer óc chó. Cách này sẽ giúp cho bạn chọn được sản phẩm như mong muốn phù hợp với phong cách thiết kế nội thất trong nhà mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Nhược điểm của gỗ veneer
- Độ bền của gỗ veneer kém hơn gỗ tự nhiên
Các tấm veneer có độ dày rất mỏng, cốt gỗ công nghiệp dù được cải tiến sản xuất và bổ sung hóa chất để tăng độ cứng nhưng độ bền vẫn còn hạn chế. Do vậy các sản phẩm nội thất gỗ veneer sẽ có thể bị trầy xước trong quá trình sử dụng. Bạn nên tránh tác dụng các lực mạnh hay dùng các vật nhọn gây xước bề mặt.
- Khả năng chống thấm nước không bằng gỗ tự nhiên.
Lớp veneer tuy làm bằng gỗ tự nhiên và có gia công kỹ lưỡng nhưng vì độ dày khá mỏng nên vẫn có thể bị thấm nước khi tiếp xúc nhiều với nước. Vì vậy, khi sử dụng bạn nên tránh để đồ nội thất làm bằng gỗ veneer ở nơi ẩm thấp. Đối với sản phẩm tủ bếp thì nên lau khô thường xuyên để tránh nước ở lâu trên bề mặt tủ gây ẩm mốc.
5. Phân biệt gỗ veneer với gỗ tự nhiên và gỗ Melamine (MFC)
Gỗ veneer thường hay bị nhầm lẫn với gỗ tự nhiên ở đặc điểm bề ngoài. Còn đối với gỗ melamine, gỗ veneer gây bối rối cho người sử dụng ở cấu tạo và tính chất.
Phân biệt gỗ veneer với gỗ tự nhiên
Nếu nhìn qua vẻ bề ngoài, thì rất khó phát hiện đâu là gỗ tự nhiên và đâu là gỗ veneer. Vì bề mặt của gỗ veneer được phủ lớp veneer – thực chất đây là gỗ tự nhiên. Do vậy, màu sắc và vân gỗ của gỗ veneer là của gỗ tự nhiên. Bạn có thể phân biệt hai loại gỗ này bằng trọng lượng, phần cấu tạo mặt cắt và so sánh đường vân trên bề mặt gỗ.
Về trọng lượng, gỗ tự nhiên có trọng lượng nặng hơn so với cốt gỗ công nghiệp. Cấu tạo gỗ cứng và chắc chắn nên có độ bền cao, không bị thấm nước, cong vênh.
Về cấu tạo mặt cắt, gỗ veneer có cấu tạo 2 lớp gồm lớp veneer ở bề mặt và cốt gỗ công nghiệp. Do vậy, khi nhìn vào tấm gỗ veneer bạn có thể thấy được sự khác nhau về màu sắc giữa hai phần.
Nếu như phần bề mặt của các tấm gỗ veneer được phủ veneer hết và bạn không thể thấy được sự khác nhau rõ rệt như hình trên, thì bạn có thể so sánh vân gỗ. Thông thường, vân gỗ tự nhiên sẽ có tính liền mạch về đường vân và màu sắc. Tuy nhiên với gỗ veneer, vì bề mặt được ghép lại, nên thường khó có sự liên mạch tự nhiên. Màu sắc giữa các bề mặt có thể lệch nhau khá rõ rệt.
Hoặc bạn có thể so sánh đường vân giữa hai mặt đối diện nhau của tấm gỗ. Thông thường các cây gỗ có đường vân trong một mặt cắt giống nhau. Do vậy, khi xẻ miếng gỗ ra thì đường vân của hai mặt đó thường có chiều lên xuống tương tự nhau. Tuy nhiên với gỗ veneer được phủ lớp veneer nên đường vân có thể không giống nhau ở hai mặt trước sau đó
Phân biệt gỗ veneer với gỗ melamine
Gỗ veneer và gỗ melamine đều có điểm chung là có cấu tạo 2 phần: cốt gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt. Hai loại đều thuộc dòng gỗ công nghiệp và có chất lượng kém hơn gỗ tự nhiên. Tuy nhiên với giá thành rẻ, lớp bề mặt được gia công kỹ lưỡng, cốt gỗ công nghiệp được cải tiến, nên các sản phẩm nội thất làm bằng gỗ veneer và gỗ melamine vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn.
Điểm khác nhau giữa hai loại gỗ này đó là:
- Gỗ veneer có lớp bề mặt từ gỗ tự nhiên còn gỗ MFC là từ nguồn nhân tạo.
- Gỗ MFC có khả năng chống trầy xước tốt hơn gỗ veneer vì gỗ MFC sử dụng lớp nhựa cứng phủ lên bề mặt khi hoàn thiện, còn gỗ veneer là phủ sơn PU.
- Cốt gỗ của gỗ veneer thường là MDF, còn cốt gỗ của melamine là ván dăm.
- Gỗ veneer có khả năng chống ẩm kém hơn gỗ melamine do bề mặt là gỗ tự nhiên có độ dày rất mỏng. Trong khi bề mặt gỗ MFC được phủ nhựa.
6. Phân loại veneer và gỗ veneer
Với đặc điểm được cấu tạo bởi hai lớp: lớp bề mặt là gỗ tự nhiên và cốt gỗ công nghiệp, nên đã tạo ra nhiều sự kết hợp khác nhau. Ví dụ như gỗ veneer có veneer gỗ óc chó với cốt gỗ MDF, veneer gỗ óc chó với cốt gỗ MFC, veneer gỗ tần bì với cốt gỗ HDF,… Vì sự kết hợp đa dạng này mà trên thị trường có hàng trăm loại gỗ veneer. Do vậy không có sự phân loại gỗ veneer một cách thống nhất.
Bạn cũng nên cẩn thận trong việc chọn gỗ veneer. Ngoài việc quan tâm tới loại veneer làm bề mặt, bạn cũng nên xem xét đến loại cốt gỗ công nghiệp của sản phẩm đó nữa.
Đối với gỗ veneer thường không có sự phân loại cụ thể, nhưng với veneer thì người ta phân loại theo chất liệu gỗ được sử dụng để lạng mỏng. Các loại veneer phổ biến trên thị trường đó là veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào, veneer tần bì, veneer dẻ gai, veneer thông,… Trong đó, óc chó, sồi và xoan đào là phổ biến và được nhiều người ưa dùng nhất.
Bởi vì các loại gỗ này có màu sắc, đường vân đẹp, có độ cứng và bền rất cao. Ngoài ra, gỗ có mùi hương dễ chịu nên tạo nên cảm giác dễ chịu và thư giãn cho người sử dụng.
I. ỨNG DỤNG CỦA GỖ VENEER TRONG NỘI THẤT
Gỗ veneer là gì? Với những ưu điểm về tính thẩm mỹ, chất lượng và giá thành, gỗ veneer đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Trong đó nội thất là lĩnh vực sử dụng gỗ veneer nhiều nhất.
1. Tủ bếp veneer
Tủ bếp là một ứng dụng phổ biến của gỗ veneer. Gỗ veneer óc chó, gỗ veneer sồi và gỗ veneer xoan đào là 3 loại được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp.
Tủ bếp làm bằng gỗ veneer xoan đào mang tới cảm giác ấm cúng cho phòng bếp.
2. Sàn gỗ veneer
Với bảng màu đa dạng và mang vẻ ngoài của gỗ tự nhiên, nên gỗ veneer được nhiều người sử dụng để làm sàn gỗ. Mang vẻ đẹp của gỗ tự nhưng giá thành lại rẻ hơn. Mà mặt sàn là nơi chiếm nhiều diện tích trong ngôi nhà, cần nhiều đến gỗ để phủ lên. Do vậy, sử dụng sàn gỗ veneer sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Sàn làm bằng gỗ veneer mang lại cảm giác sang trọng cho phòng khách mà lại tiết kiệm được chi phí.
3. Giường gỗ veneer
Giường gỗ veneer mang lại cảm giác dễ chịu của gỗ tự nhiên mà vừa giúp bạn tiết kiệm được chi phí.
Mẫu giường làm bằng gỗ veneer nhìn không khác gì gỗ tự nhiên.
Xem thêm: Top các loại giường ngủ hiện đại trong năm 2020
4. Tủ quần áo gỗ veneer
Tủ quần áo làm bằng gỗ veneer có độ bền tốt, màu sắc vân gỗ tự nhiên làm cho phòng ngủ có cảm giác ấm cúng dễ chịu. Đặc biệt là giá cả phải chăng.
Mẫu tủ quần áo làm bằng gỗ veneer với cánh cửa lùa gỗ MFC
Xem thêm: Tủ quần áo gỗ MDF giảm giá mạnh – Mua ngay kẻo lỡ
5. Kệ trang trí gỗ veneer
Nếu ngôi nhà hay căn hộ của bạn trang trí theo phong cách Scandinavian, eco hay tối giản thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm gỗ veneer. Bởi vì các đồ dùng nội thất này có trọng lượng nhẹ, màu sắc tự nhiên, tươi sáng sẽ làm cho căn phòng trở nên thoáng đãng và gọn gàng. Kệ trang trí là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến là bằng gỗ veneer.
Không gian phòng khách xinh xắn với kệ trang trí làm bằng gỗ sồi.
Ngoài làm các sản phẩm nội thất, thì gỗ veneer còn được sử dụng để làm nội thất xe hơi, làm đèn trang trí, làm các loại nhạc cụ như ghita, violin, piano,..
Với độ dày mỏng, người ta đã vận dụng veneer để làm đèn trang trí độc đáo.
Đàn ghita được phủ lớp ngoài bằng veneer
Gỗ veneer là sự kết hợp thú vị giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Điều này khiến cho gỗ veneer tích hợp được cả nhiều ưu điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp: vừa đẹp vừa bền mà giá cả lại phải chăng, thân thiện với môi trường. Gỗ veneer là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích vẻ đep của gỗ tự nhiên nhưng điều kiện tài chính chưa cho phép.
Nếu bạn quan tâm tới chất liệu gỗ và các thiết kế nội thất thì hãy theo dõi thường xuyên trang Mộc Hải Phát nhé. Có rất nhiều bài viết với những thông tin hữu ích đang chờ bạn đấy. Đừng quên ghé mục chương trình khuyến mãi để có thể chọn mua được một sản phẩm tốt với giá cực kỳ ưu đãi của thương hiệu nội thất Mộc Hải Phát nha.