1. Thị trường nội thất tỉ đô bị bỏ ngõ

Trong năm 2018, tổng giá trị tiêu dùng nội thất của thị trường VN đạt khoảng 4 tỉ USD, chưa kể xuất khẩu của ngành gỗ đạt con số kỷ lục lên tới 9 tỉ USD, nhưng chưa nhiều thương hiệu đồ gỗ nội thất Việt được biết đến trên sân nhà.

Đó là thừa nhận của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), khi cho rằng đây là thời điểm chín muồi để doanh nghiệp đồ gỗ nội thất VN quay trở lại thị trường trong nước, thay vì nhường “sân diễn” cho các thương hiệu ngoại.

2. Sân nhà nội thất nhưng chỉ phục vụ khách hàng nước ngoài

Ông Trần Việt Tiến (Hawa) cho biết tại buổi làm việc với Thương vụ Ý tại VN mới đây, các doanh nghiệp VN đã rất ngạc nhiên với cách người nước ngoài đánh giá tiềm năng của thị trường nội thất VN. 

Theo Thương vụ Ý, dù là quốc gia đang xuất khẩu gỗ và gỗ nội thất hàng đầu thế giới nhưng thị trường nội địa của VN lại đang thuộc về những “tay chơi” lớn như Đức và Pháp (phân khúc cao cấp), Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan (phân khúc còn lại).

Gỗ nội thất nhập khẩu VN đang bị hàng Trung Quốc áp đảo, chiếm đến 63%, Hàn Quốc 11%, tiếp theo mới đến nội thất Ý. 

Năm 2018, dự kiến VN sẽ chi gần 500 triệu USD để nhập khẩu hàng nội thất và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Với nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân hơn 21 USD/người/năm, thị trường nội thất VN đang rất hấp dẫn thương hiệu quốc tế. 

Nhiều thương hiệu đồ nội thất và trang trí đến từ Đan Mạch, Đức, Thụy Điển… đều đang có kế hoạch thâm nhập thị trường VN. Ngay như IKEA, thương hiệu nội thất lớn của châu Âu, cũng thành lập một chi nhánh tại VN.

Người dùng VN đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về không gian sống, chú ý đến tính hữu dụng của các đồ dùng nội thất chứ không còn mang tính cảm quan, thích gì thì đưa về nhà như trước đây.

3. Tiềm năng thị trường nội thất gia đình

Theo tính toán, đa phần gia đình sở hữu những căn hộ có giá trị trên 25 triệu đồng/m2 đều sẵn sàng sử dụng dịch vụ thiết kế trang trí cho căn nhà. Nhưng chưa thật sự có nhiều hệ thống siêu thị nội thất đủ lớn để người dân có thể mua sắm tự do trong đó. Trong khi đó, chất lượng các sản phẩm nội thất nhập khẩu tại các siêu thị nội thất và các cửa hàng chuyên bán đồ nội hiện vẫn còn khá nhập nhằng.

“Ngày càng nhiều người sẵn sàng đầu tư mạnh tay cho không gian gia đình. Họ muốn công ty giao hàng miễn phí trong phạm vi thành phố, mỗi bao bì sản phẩm đều có kèm theo hướng dẫn sử dụng và lắp ráp chi tiết, thậm chí sử dụng các dịch vụ thiết kế riêng cho căn nhà” – ông Thập nói.

Không chỉ là bán ghế sofa, giường ngủ, bàn trang điểm, tủ quần áo

Ông Huỳnh Văn Hạnh, phó chủ tịch Hawa, cho biết đồ gỗ nội thất xuất khẩu đóng góp 47% quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu ngành gỗ, với mức tăng trưởng hằng năm đạt 10%.

Thời gian qua, HAWA đang không ngừng khuyến khích doanh nghiệp trở về thị trường nội địa, đầu tư bài bản hơn. Việc các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển thêm mảng bán lẻ là xu hướng tất yếu trước các biến động thị trường quốc tế. 

Thế nhưng, để vào thị trường này cần có sự am hiểu thực sự nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, không chỉ đơn thuần bán bàn ghế tủ… mà còn bán phong cách sống, thể hiện rõ gu thẩm mỹ tinh tế của chủ nhà.

Theo ông Nguyễn Đức Nghĩa – tổng giám đốc Công ty An Cường, VN đã bắt đầu có những doanh nghiệp đi theo cách của một số hệ thống như DONGSUH FURNITURE, IKEA, JYSK… tại các nước, đó là trở thành địa chỉ để khách chọn mua đồ nội thất khi muốn thiết kế một ngôi nhà mới.

Những cửa hàng nội thất mới này với khái niệm “one-stop shopping” – dừng mua sắm một chỗ, ứng dụng công nghệ tối đa hỗ trợ người dùng. Ở đây không chỉ bán gỗ lót sàn, cửa hay tủ, bàn, ghế… mà còn cho phép người dùng có thể tự phối cảnh 3D ngay với những món hàng họ muốn mua ở đây. “Khách không phải rơi vào cảnh tha từng món nhỏ nhiều nơi mà không biết nó có phù hợp với nhau hay không. Các căn nhà diện tích nhỏ hơn đang đòi hỏi nội thất sẽ ngày càng tối giản, tập trung vào công năng hơn, đó là điều kiện để thị trường nội thất VN phát triển” – ông Nghĩa nói.

Theo ông Lý Quý Trung – tổng giám đốc AKA Furniture Group, xây dựng một thương hiệu bán lẻ đúng nghĩa cần 30-50 năm, trong khi các công ty VN vẫn đang cố gắng xây dựng những hệ thống, làm sao để người tiêu dùng nghĩ đến hàng nội thất có chất lượng tốt mà giá cả không quá đắt là phải đến cửa hàng của mình. Trong giai đoạn này, làm được như vậy đã là thành công nhưng đáng tiếc chưa hình thành nhiều thương hiệu như vậy ở VN.

“Đồ nội thất “made in Vietnam” đang được xuất đi nước ngoài rầm rộ hiện nay chủ yếu là hàng gia công, nghĩa là vẫn còn mang trên mình thương hiệu nước ngoài. Về thị trường nội địa không thể giữ cách làm này. Sắp tới chúng tôi sẽ phát triển thêm nhiều cửa hàng, tăng sự trải nghiệm, nhận diện cho khách” – ông Trung nói.

4. Gỗ Việt sản lượng ước tính lên đến tỉ đô tại thị trường nội địa

So với mức 3,2 tỉ USD của năm ngoái, con số 4 tỉ USD cho thấy tiềm năng của thị trường nội thất trong nước mà doanh nghiệp trong nước không thể bỏ qua.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cho biết ngành gỗ nội thất đang vào mùa cao điểm nhất trong năm với các đơn hàng tất bật được giao cho khách. Ước tính 2 tháng cuối năm nay, Việt Nam sẽ bán được 1,4 tỉ USD hàng gỗ nội thất cho thị trường các nước. 

Với con số này, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt mục tiêu đề ra là 9 tỉ USD. 

Tuy nhiên theo ông Hạnh, điểm sáng hiện nay của ngành gỗ nội thất là ngày càng có nhiều doanh nghiệp nội thất gỗ quay trở về thị trường nội địa. 

Với quy mô gần 95 triệu người, tiêu dùng đồ gỗ năm ngoái đã đạt trên 3,2 tỉ USD và giữ mức tăng trưởng bình quân 8% trong suốt 7 năm qua, thị trường nội địa đang hướng đến con số 4 tỉ USD trong năm nay. 

Năm 2018, thị trường bất động sản sôi động, tầng lớp trung lưu tăng nhanh của người Việt giúp cho nhận thức về đầu tư những căn nhà tiện nghi, tiện lợi trở nên phổ biến. 

Ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch kiêm tổng thư kí HAWA, đánh giá thị trường gỗ hiện nay đang được doanh nghiệp trong nước chú trọng, đáp ứng dàn trải từ phân khúc bình dân đến cao cấp, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa thương hiệu trong nước với các nhãn hàng quốc tế đang đổ bộ vào Việt Nam. 

Theo một khảo sát từ Nielsen Việt Nam mới đây về xu hướng tiêu dùng mới, hơn 4 trong 5 người Việt được hỏi sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có cam kết về những tác động tích cực đến môi trường và xã hội. 

80% người tiêu dùng lo ngại các tác hại lâu dài của nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.

5. Khó khăn về mặt sở hữu trí tuệ hay bản quyền thương hiệu nội thất tại Việt Nam

Về phía cơ quan quản lý thị trường, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nam chia sẻ, việc quản lý nhà nước thị trường nội thất không chỉ của riêng quản lý thị trường, mà nhiều đơn vị phải cùng phối hợp.

“Chúng tôi chỉ kiểm tra trên cơ sở hàng giả, hàng nhái, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Hơn nữa, thị trường nội thất chủ yếu là bán lẻ, nên giá thất thường, khó kiểm soát. Nội thất chỉ là một lĩnh vực kiểm tra rất nhỏ trong hoạt động của quản lý thị trường”, vị này nói.

Cùng quan điểm, đại diện Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết, gần như đơn vị này chưa bao giờ kiểm tra đồ gỗ nội thất. Các cửa hàng bán trên phố chủ yếu là các thợ thủ công ở các làng nghề làm ra, nên cũng không nặng nề việc kiểm tra lắm.

“Nói chung, chúng tôi chưa đi sâu về lĩnh vực này. Nếu kiểm tra, chúng tôi chỉ kiểm tra hàng Trung Quốc trôi nổi, nhập đường tiều ngạch không có hóa đơn”, vị này nói và cho biết, trường hợp các đơn vị phân phối đặt hàng từ các xưởng, làng nghề nhưng dán nhãn mác của đơn vị khác thì là hàng giả và đơn vị này có thể kiểm tra được, nhưng phải có người khiếu kiện mới thực hiện được. Bởi nguyên tắc hàng giả phải có đơn vị khiếu kiện để khi cơ quan quản lý kiểm tra, có đơn vị xác nhận đây là hàng giả của họ.

Ngoài ra, cũng theo vị này, trong trường hợp khiếu kiện, đơn vị bị làm giả phải đăng ký bản quyền ở Cục Sở hữu Trí tuệ về thông tin sản phẩm, trong khi không nhiều đơn vị thực hiện việc này, nên rất khó quản lý. Còn trường hợp các đơn vị bán hàng không xuất trình được hóa đơn VAT, thì đó lại thuộc lĩnh vực của cơ quan thuế.

“Khó ở chỗ, mình biết họ làm giả, nhưng không có người khiếu kiện thì cũng không làm được, vì phải xác định giả của ai, đơn vị nào”, vị này trình bày khi phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản cung cấp thông tin, bằng chứng về việc một đơn vị đặt hàng sản xuất ở các làng nghề rồi gắn mác của các thương hiệu khác để bán.

Thiết nghĩ, thời gian tới, để đấu tranh với tình trạng hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực nội thất, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra các showroom, đại lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu nội thất nhằm kiểm tra xuất xứ, chất lượng sản phẩm.

Về phía doanh nghiệp, cần thắt chặt hệ thống quản lý và tiêu thụ sản phẩm của mình. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, cần nhanh chóng gửi đơn khiếu nại đến cơ quan quản lý thị trường để giải quyết triệt để. Các loại tem chống giả, cách nhận biết hàng chính hãng… cần phải được phổ biến rộng rãi để người tiêu dùng có thể tự phân biệt hàng thật – hàng giả.

Về phía người tiêu dùng, cần nâng cao kiến thức và tinh thần cảnh giác khi mua hàng. Nên mua hàng tại các cơ sở có giấy chứng nhận phân phối chính hãng, có giấy tờ xuất xứ của sản phẩm. Trước khi mua hàng cần nghiên cứu về sản phẩm, tránh mua nhầm hàng kém chất lượng, rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

6. Thị trường nội thất vào mùa cao điểm

Thói quen mua sắm nội thất của người tiêu dùng

Theo nhiều nhà phân phối nội thất, thị trường năm nay nhìn chung mẫu mã và giá cả không có thay đổi nhiều so với năm ngoái. Phong cách hiện đại, đơn giản, tiện dụng và tích hợp nhiều chức năng vẫn được các cặp vợ chồng trẻ ưa chuộng. Trong đó, xu hướng sử dụng đồ gỗ nhập khẩu mang phong cách châu Âu đang trở nên thịnh hành. Do mẫu mã khá phong phú nên người tiêu dùng dễ dàng chọn được một món đồ ưng ý.

Bên cạnh đó, những đồ gỗ cổ được làm tại các làng nghề truyền thống nổi tiếng như Đông Anh, Hữu Bằng (Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc Ninh)… cũng không thiếu khách mua, dù giá có khi lên đến cả trăm triệu đồng mỗi bộ.

Với những khách hàng có thu nhập trung bình, thị trường nội thất ở Đê La Thành (Hà Nội) là một địa điểm mua sắm lý tưởng với giá bình quân dao động từ 2 – 8 triệu đồng/bộ tùy loại. Còn những khách hàng có thu nhập cao, sự lựa chọn cũng đa dạng hơn, phần lớn tập trung ở các trung tâm buôn bán nội thất lớn như showroom An Cường, PTcasa, Eleganz, Giomani, Nhà Đẹp, Nhà Xinh, Melinh Plaza…

Theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư, mẫu mã sản phẩm ở các showroom nội thất này rất đa dạng và phong phú, có thể là hàng ngoại nhập nguyên đai nguyên kiện, hoặc hàng sản xuất trong nước theo những thiết kế, may đo riêng.

Tuy nhiên, theo các nhà phân phối nội thất, xu hướng nguyên liệu năm nay đang nghiêng về đồ gỗ công nghiệp với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và màu sắc, lại vừa túi tiền khách hàng và tiện lợi trong sử dụng, thiết kế.

Trong đó, các sản phẩm như ván MDF (ván sợi), MFC (ván dăm ), ván ghép thanh (gỗ ghép)… được sử dụng rất rộng rãi. Những loại gỗ này được sản xuất đồng loạt về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, nên rất thuận tiện trong việc thi công và công đoạn bảo quản không phức tạp. Một điểm nổi trội của loại gỗ công nghiệp này chính là sự phong phú về bề mặt gỗ, nên công đoạn chế biến, tạo dáng cho sản phẩm giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được nhiều ý tưởng mới.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty TNHH YN VIỆT NAM cho biết, hiện nay, trong công trình nhà ở có hơn 90% đồ nội thất đều sử dụng loại gỗ công nghiệp. Xu hướng sử dụng đồ gỗ trong nhà hiện nay là kiểu dáng đơn giản, đơn sắc, hình khối là các đường thẳng trơn nhẵn, không có chi tiết.

Ngoài ra, những yếu tố thẩm mỹ không nằm trong các chi tiết cầu kỳ, mà đi vào hình khối của vật dụng, sự hài hòa về bố cục và màu sắc để mang lại cảm giác thư thái.

Hơn nữa, cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng đòi hỏi đồ gỗ trong nhà phải có nhiều tính năng, dễ bảo quản. Bên cạnh đó, diện tích nhà thường bị hạn chế, nên sự tận dụng diện tích được nhiều người tiêu dùng coi trọng. Vì vậy, các sản phẩm đa tính năng, thông minh đang là những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Đánh giá về xu hướng tiêu dùng hiện nay, việc đi du lịch và công tác nước ngoài nhiều giúp những người trẻ tuổi tiếp cận được các xu hướng mới về nội thất trên thế giới, nên sự lựa chọn sản phẩm cũng rất hợp thời. Những sản phẩm nội thất này phải có kiểu dáng hiện đại, phần lớn là mẫu mã đơn giản, không rườm rà, ít hoa văn, chủ yếu là các chi tiết trang trí thẳng, tiện dụng và đa năng theo dạng “3 trong 1”.

“Những bộ bàn ăn có thể mở rộng nếu đông người, ghế sofa có thể kéo ra thành giường ngủ, bàn ăn thành tủ kính, tủ đựng rượu, gương treo tường hay những bộ sofa với chất liệu hiện đại bằng da hoặc nỉ kết hợp chân đế bằng kim loại thích hợp với không gian nhỏ, sang trọng của các hãng nội thất uy tín là lựa chọn của nhiều khách hàng hiện nay”, ông Vĩ cho biết.

Ở một góc nhìn khác, ông Park YN, Giám đốc Công ty Nội thất Dongsuh Furniture cho biết, hiện nay, trước sự bùng nổ của công nghệ 4.0, nhiều sản phẩm nội thất cũng được tích hợp với các yếu tố công nghệ, điện tử, kết nối internet. Chẳng hạn, bếp vừa có thể nấu nướng, vừa chơi nhạc, lướt web…

Nhiều chính sách mua sắm nội thất câu khách

Theo khảo sát, từ tháng 8/2018, các doanh nghiệp kinh doanh nội thất đã rục rịch tung ra các chương trình khuyến mãi để đón mùa kinh doanh cuối năm. Theo các nhà phân phối nội thất, thông thường từ tháng 10 năm nay đến tháng 1 năm sau được gọi là “chính vụ” của kinh doanh nội thất, nên các chương trình ưu đãi thu hút khách hàng cũng nhiều hơn.

Ngoài ra, giá bán lẻ sản phẩm còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, hoặc số lượng hàng nhập, hay nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu sản phẩm.

Bên cạnh đó, cùng một dòng sản phẩm của một thương hiệu, nhưng mỗi đơn vị bán lẻ lại đưa ra mức giá khác nhau, tùy vào chi phí mặt bằng, nhân công, quản lý doanh nghiệp, makerting…

Xu hướng dần dịch chuyển qua shopping online, nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận. Các khách hàng mua online thường nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn.

Cũng theo các chuyên gia, việc các hãng nội thật đưa ra các chương trình giảm giá khủng là cơ hội cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong người tiêu dùng cần tỉnh táo, bởi trong đó có không ít chương trình khuyến mãi “dỏm”, bởi có thể doanh nghiệp đẩy giá lên cao rồi giảm giá, hoặc giảm giá với những sản phẩm lỗi, hỏng…

Để không bị mắc lừa bởi các chương trình khuyến mãi “dỏm”, theo ông Vĩ, người tiêu dùng trước khi chọn mua, nên tham khảo sản phẩm tại nhiều cửa hàng của các thương hiệu nổi tiếng để có sự so sánh giá bán cũng như chất lượng. Ngoài ra, cần xem kỹ hàng khuyến mãi có pha gỗ tạp, gỗ kém chất lượng hay không. Không chỉ xem kỹ chất lượng gỗ, mà còn cần xem kỹ chất lượng kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm không bị nứt, gãy, cong vênh, mọt…

Đối với hàng nhập khẩu phải đảm bảo còn nguyên đai nguyên kiện khi lắp đặt tại nhà và các điều kiện công khai về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (COCQ).

Sắm nội thất thời công nghệ số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nội thất.

Hiện nay, thay vì đến tận nơi hay gọi điện nhờ tư vấn, thuê thiết kế, khách hàng chỉ cần vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc điện thoại thông minh là có thể tự thiết kế nội thất cho căn phòng, căn hộ của mình một cách hiện đại, tiện lợi, sinh động nhất.

“Với tỷ lệ diện tích của căn nhà được thiết kế từ trước, nên khi áp dụng các phầm mềm thiết kế nội thất khá đơn giản. Lúc này, chỉ cần am hiểu một chút về phong thủy là có thể phối cảnh, màu, đồ dùng nội thất phù hợp cho gia đình mình một cách hợp lý nhất”, theo chuyên gia.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, bộ phận khách hàng sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp có xu hướng ưa chuộng những thiết kế trẻ trung theo phong cách Bắc Âu, cũng như việc sử dụng và phối hợp các gam màu trung tính, tạo sự thanh lịch và gần gũi thiên nhiên. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc mua bán, thiết kế đã và đang làm cho thị trường nội thất trở nên hiện đại, chuyên nghiệp hơn.

Theo những người trong ngành, hiện đại – tiện nghi là hai yếu tố được khách hàng ưu tiên hàng đầu trong việc đưa ra quyết định lựa chọn thiết kế nội thất. Sức hút của hai yếu tố này có thể được thấy rõ qua hành vi của người tiêu dùng hướng đến sản phẩm. Thậm chí, nếu trước kia người tiêu dùng dù xin tư vấn từ nhân viên bán hàng hay thiết kế nhưng họ cũng sợ tâm lý “quảng cáo quá đà”, thì hiện nay, thông qua những phần mềm thiết kế nội thất trên mạng internet, người tiêu dùng có thể tự thiết kế, lựa chọn nội thất cho mình và nhiều trường hợp, khách còn “chơi sang” hơn cả suy nghĩ của nhân viên bán hàng.